Trường THPT Tam Nông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Tam Nông

♥Học tập, kết nối bè bạn, chia sẻ kinh nghiệm,... là những gì diễn đàn muốn hướng đến ^^♥
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Gallery
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đồng Hồ
Latest topics
» Bình Thuận: Cho con ăn phân người
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeMon Aug 26, 2013 1:00 am by nguyenvan

» Vì 1 ngôi trường tiêu chuẩn
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeThu Apr 05, 2012 8:08 pm by davistrung11cb1

» Linh hoạt và sáng tạo trong giải toán hoá học
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeMon Dec 05, 2011 12:03 pm by nguyenvan

» 19 Phương Pháp Giải Bài Tập Hóa Hữu Cơ
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeThu Nov 24, 2011 5:23 pm by nguyenvan

» Mọi người hãy cùng nhau báo danh đi....
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 8:50 am by lechinhpt

» Kinh hãi ngôi làng ăn thịt lợn sống ở Thái Bình:
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 10:09 am by dminhvip

» axaxxaxaxax
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 10:02 am by dminhvip

» Sinh viên Nhật Bản phát minh ra máy "hôn môi xa"
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 9:58 am by dminhvip

» Em xin trình Làng nha
[Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 9:53 am by dminhvip

Statistics
Diễn Đàn hiện có 109 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: davistrung11cb1

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 392 in 250 subjects
Top posters
DQD_HRH (101)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
tacke9x8 (88)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
Holy_2910 (49)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
RútHầmCầu*** (44)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
o0oSa0bango0o (17)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
princess_of_sun2000 (14)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
Admin (11)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
nguyenvan (10)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
Van_Nhiem (8)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
LauNhàTắm*** (7)
[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_left[Math]-Các nhà toán học Ý I_voting_bar[Math]-Các nhà toán học Ý Poll_right 
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Fri Aug 18, 2023 11:05 am
Nhạc
Số người đang online

Quét Virus trực tuyến

 

 [Math]-Các nhà toán học Ý

Go down 
Tác giảThông điệp
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: [Math]-Các nhà toán học Ý   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:20 pm

Cardano


Gerolamo Cardano hay Girolamo Cardano (tiếng Anh: Jerome Cardan, tiếng Latin:Hieronymus Cardanus; sinh 24 tháng 12 1501 - 21 tháng 12 1576) là một nhà toán học, một thầy thuốc, một nhà chiêm tinh học thời Phục Hưng người Italia.

Ông sinh tại Pavia, Italy, là con ngoài giá thú của Fazio Cardano, một luật sư tài năng, người cũng là bạn của Leonardo da Vinci. Trong cuốn tự truyện, Cardano thừa nhận rằng mẹ ông có ý định phá thai khi mang thai ông. Thời gian ngắn sau khi ra đời, mẹ của ông phải chuyển từ Milan tới Pavia để tránh bệnh dịch; ba người con khác của bà đã chết vì bệnh.

Năm 1520, Cardano học ở trường Đại học Pavia và sau đó học về nghành Y tại Padua. Lối sống lập dị của Cardano không giúp ông có nhiều bạn bè và Cardano đã có quãng thời gian khó khăn để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Năm 1525, Cardano nhiều lần nộp đơn xin học trường Y ở Milan nhưng không được chấp nhận do lý lịch và khai sinh không hợp pháp.

Cuối cùng, ông cố gắng phát triển danh tiếng như là một thầy thuốc và ông là người đầu tiên giải thích về bệnh Sốt thương hàn.

Ngày nay, Cardono được biết nhiều nhất về thành tựu của ông trong đại số học. Ông đã xuất bản lời giải phương trình bậc ba và bậc bốn trong cuốn sách Ars magna. Đặc biệt là lời giải trong phương trình , x3 + ax = b, phương trình mà ông được Niccolo Fontana Tartaglia truyền lại (người sau đó nói rằng Cardano đã hứa không tiết lộ, và đã có xích mích với Cardano trong một thời gian dài). Phương trình này được giải bởi học trò của Cardano là Lodovico Ferrari. Cả hai đều được thừa nhận công lao trong lời tựa đầu của cuốn sách cũng như trong vài phần khác của cuốn sách này. Cardano cũng là người hiểu về cái ngày nay gọi là số ảo dù khi đó ông không hề biết giá trị của nó.

Cardano luôn ở trong tình trạng túng thiếu tiền bạc, điều này dẫn ông đến với cờ bạc và môn cờ. Cuốn sách của ông nói về cơ hội trong các cuộc chơi, Liber de ludo aleae, được viết vào thập niên 1560 và xuất bản năm 1663, sau khi ông chết, cuốn sách bao gồm các lý giải về các xác xuất có hệ thống cũng như một vài phương thức mánh khóe hiệu quả.

Cardano đã phát minh một vài máy móc như Khóa an toàn, la bàn với ba vòng đồng tâm cho phép la bàn và con quay quay tự do, và trục láp với nhiều trục nối nhiều chiều, cho phép phát tín hiệu chuyển động quay vòng ở nhiều góc và kỹ thuật này được sử dụng trong nhiều phương tiện xe cộ hiện nay.

Ông cũng có một vài đóng góp cho thủy động lực học và hiểu rằng chuyển động vĩnh cửu là không thể, trừ các vật thể ngoài vũ trụ. Ông cho xuất bản hai cuốn giáo khoa về khoa học tự nhiên chứa đựng nhiều phát minh, dẫn chứng và cả dị đoan. Ông cũng giới thiệu Lưới Cardan, một công cụ mật mã, năm 1550.

Cardano cũng là người đầu tiên phát biểu rằng người điếc có thể học mà không cần học cách nói trước.

Người con trai cả và yêu thích của Cardano bị hành quyết năm 1560 sau khi thừa nhận đã đầu độc người vợ ngoại tình của anh ta. Người con trai khác của Cardano là một người nghiện cờ bạc và thường xuyên ăn cắp tiền của ông. Ông bị đồn là đã từng cắt tai một trong những người con của mình. Bản thân Cardano thị bị buộc tội dị giáo năm 1570 do ông đã tính toán và xuất bản số tử vi của Jesus năm 1554. Và chính con ông lại là nhân chứng buộc tội. Cardano bị bắt giữ và phải ở tù vài tháng để từ bỏ chức giáo sư. Ông sau đó chuyển tới Rome và sống cuộc đời còn lại bằng tiền trợ cấp của Giáo hoàng Gregory XIII (sau khi bị từ chối lần đầu bởi Giáo hoàng Pius V) và hoàn thành cuốn tự truyện của mình. Cardano chết vào đúng ngày mà ông đã dự báo qua chiêm tinh, những một vài người nghi ngờ rằng ông đã tự tử.
__________________

Nguồn: Maths.vn
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: 2. Fibonacci(khoảng 1170 – khoảng 1250   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:23 pm

Fibonacci


Leonardo của Pisa (khoảng 1170 – khoảng 1250), còn được biết đến với tên Leonardo Pisano, Leonardo Bonacci, Leonardo Fibonacci, hay, phổ biến nhất, chỉ là Fibonacci, là một nhà toán học người Ý, được một số người xem là "nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ".

Fibonacci nổi tiếng nhất trong thế giới hiện đại vì:

Có công lan truyền hệ ký số Hindu-Ả Rập ở châu Âu, chủ yếu thông qua việc xuất bản vào đầu thế kỷ 13 trong cuốn Sách tính toán (Liber Abaci) của ông.
Dãy số hiện đại mang tên ông, số Fibobacci, tuy ông không phải là người khám phá nhưng đã dùng nó làm ví dụ trong cuốn Liber Abaci.

Tiểu sửLeonardo sinh ra ở Pisa. Cha ông, Guglielmo, có biệt danh Bonaccio ("hiền hậu" hoặc "đơn giản"). Mẹ của Leonardo, Alessandra, mất khi ông được chín tuổi. Leonardo sau khi chết được gọi là Fibonacci (lấy từ filius Bonacci, nghĩa là con của Bonaccio).

Guglielmo làm giám đốc một cơ sở thương mại (theo một số người ông làm cố vấn cho Pisa) ở Bugia, một hải cảng ở phía đông Algiers ở vương quốc hồi giáo Almohad ở Bắc Phi (giờ là Bejaia, Algeria). Khi còn là một cậu bé, Leonardo đã đi đến đó để giúp cha mình. Đây là nơi ông đã học hệ ký số Hindu-Ả Rập.

Tượng Fibonacci. Camposanto, Pisa.Nhận ra rằng số học với chữ số Hindu đơn giản hơn và hiệu quả hơn chữ số La Mã, Fibonacci đã đi du lịch khắp thế giới Địa Trung Hải để học theo những nhà toán học hàng đầu Ả Rập vào thời đó. Leonardo trở về sau chuyến du lịch vào khoảng năm 1200. Vào năm 1202, vào tuổi 32, ông đã phát hành những gì ông học trong Liber Abaci (Sách tính), và từ đó đã giới thiệu chữ số Hindu-Ả Rập cho châu Âu.

Leonardo trở thành vị khách thường xuyên của Hoàng đế Frederick II, người rất thích toán học và khoa học. Vào năm 1240 Cộng hòa Pisa vinh danh Leonardo, được biết đến với tên Leonardo Bigollo, bằng cách trao lương cho ông.

Vào thế kỷ thứ 19, một bức tượng Fibonacci đã được dựng lên ở Pisa. Ngày nay nó nằm ở hành lang của nghĩa trang lịch sử Camposanto ở Piazza dei Miracoli.
__________________

Nguồn: Maths.vn

DQD_HRH carried out 1 launched of one Icon vui :
[Math]-Các nhà toán học Ý 070915020241022
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Math]-Các nhà toán học Ý   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:25 pm

Galilei



Galileo Galilei (15 tháng 2, 1564 – 8 tháng 1, 1642) là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý.
Cuộc đời

Tuổi thơ
Ðể nhanh chóng muốn cho con mình thành tài, từ khi Galilei còn nhỏ, Vesenxao Galilei đã bắt tay vào việc dạy dỗ con học hành. Khi Galileo biết nói, ông dã dạy cho con tiếng Latin và Hy Lạp. Cậu bé Galileo rất chăm chỉ học hành, tiến bộ rất nhanh, tiếp thu rất tốt những điều mà cha cậu dạy bảo. Và cha cậu cũng dạy thêm cậu rất nhiều tri thức khác trừ Toán học.

Hồi nhỏ, sở thích của Galileo là chơi đàn, vẽ, lao động chân tay và khi rảnh cậu thường làm đồ chơi cho các em của mình. Cậu có lòng khát khao tri thức rất mãnh liệt.

Tóm lại nói đến Galileo hồi nhỏ là nói đến 1 cậu bé đa tài! Nhưng cha cậu lại rẽ cho cậu đi một con đường khác: trở thành 1 danh y.

Năm 1572, Galilei lên 8 và vui vẻ vâng lời cha đi học. Và khi học cậu không tập trung vào lời thầy giáo giảng bài mà lại ngẩn ngơ nghĩ về mặt trăng, mặt trời và những vì sao... tuy nhiên Galilei vốn là 1 học sinh xuất sắc nhất trường ở tất cả các môn học.

Năm 1574, gia đình của cậu chuyển đến Florence. Ở dây, cậu lại tiếp tục được học vào Trường Dòng Vallambrosa thuộc Santa Maria gần Florence. Tri thức phải học của Galilei càng được mở rộng và sâu hơn sau thời kỳ Phục Hưng. Cha của cậu mang cậu vào trường cũng rất lo lắng không biết cậu có thể theo nổi không ? Và điều làm cho cha cậu và mọi người bất ngờ là cậu say mê học tập và học rất giỏi. Cậu thích Thần học đến nỗi cậu muốn chọn công việc Thần học làm 1 nghề trong đời mình.

Thời niên thiếu của Galilei đã được học tập đầy đủ, toàn diện, làm cho bao người mến mộ và hi vọng. Cậu vốn rất chăm chỉ nghiên cứu cộng thêm tố chất thông minh, dũng cảm, điều này báo trước rằng cậu sẽ trở thành 1 nhân tài vĩ đại sau này...

Tuổi trẻ
Trong thời gian học tập tại Đại học Pisa (1581-1585), Galileo đã tiến hành nhiều thí nghiệm với con lắc và khám phá ra rằng chúng gần như trở về đúng độ cao được thả ra; chúng có những chu kì khác nhau không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc và biên độ, và bình phương của chu kì tỉ lệ thuận với chiều dài dây. Sau này ông sử dụng con lắc để chế tạo đồng hồ vào năm 1641. Galileo cũng tìm ra rằng tốc độ rơi không phụ thuộc vào trọng lượng. Ông ghi những phát hiện của mình trong quyển sách có tên De Motu (Về chuyển động).
Galileo được cử làm giáo sư toán trường Đại học Padua (1592-1610). Năm 1593, Galileo sáng chế ra nhiệt kế. Những phát minh khác của ông có bơm nước và cân thủy tĩnh.

Năm 1609, Galileo là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời sau khi nghe nói về chiếc kính thiên văn mới chế tạo của Hans Lippershey. Năm 1610, Galileo khám phá ra vành đai sao Thổ và cùng năm này trở thành người đầu tiên quan sát thấy 4 mặt trăng lớn của sao Mộc. Ông cũng quan sát các pha của sao Kim, nghiên cứu về vết đen trên Mặt Trời và khám phá ra nhiều hiện tượng quan trọng khác.

Năm 1610, Galileo chuyển đến Firenze, Ý, nơi ông đã theo đuổi nghiên cứu của mình tại Đại học Firenze và cung điện của gia đình Medici, sau được cai quản bởi Cosimo II, Bá tước của vùng Toscana.

Sau khi thảo luận và xuất bản nhiều khám phá thu được nhờ kính thiên văn, bao gồm bằng chứng về việc Trái Đất quay quanh Mặt Trời (gọi là thuyết Nhật tâm), Galileo bị kết tội dị giáo bởi Giáo hội La Mã vì Giáo hội ủng hộ thuyết Địa tâm. Sau khi bị cấm thảo luận và in sách về lí thuyết "dị giáo", Galileo đã phản kháng và xuất bản cuốn sách "Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới". Ông bị kết án về tội dị giáo vào năm 1633 và bị quản thúc tại nhà cho đến cuối đời. Ông mất vào năm 1642 tại nhà riêng gần Firenze.

Galileo nổi tiếng nhất với câu nói Eppur si muove! ("Dù gì thì Trái Đất vẫn quay") sau khi đã bị Giáo hội buộc phải thề không thảo luận về thuyết Địa tâm nữa. Ông cũng có một thí nghiệm nổi tiếng chứng minh tốc độ rơi của một vật không phụ thuộc trọng lượng của nó trên tháp nghiêng Pisa.
__________________

Nguồn: Maths.vn

DQD_HRH carried out 1 launched of one Icon vui :
[Math]-Các nhà toán học Ý 070915020241024
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Default 4. Lagrange(1736 – 1813)   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:35 pm

Lagrange


Joseph-Louis Lagrange (25 tháng 1 năm 1736 – 10 tháng 4 năm 1813) là một nhà toán học và nhà thiên văn người Ý-Pháp. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giải tích toán học, lý thuyết số, cơ học cổ điển và cơ học thiên thể. Có thể nói ông là nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỉ 18. Trước khi tròn 20 tuổi ông đã là giáo sư hình học tại trường pháo binh hoàng gia ở Torino. Vào những năm hai mươi lăm tuổi ông được công nhận là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất vì những bài báo của ông về sự lan truyền sóng và các điểm cực trị của các đường cong.

Công trình nổi tiếng nhất của ông, Mécanique Analytique (4. ed., 2 vols. Paris: Gauthier-Villars et fils, 1888-89. First Edition: 1788), là một cuốn sách toán về sau trở thành cơ sở cho ngành. Với sự giới thiệu của Leonhard Euler và Jean le Rond d'Alembert, Lagrange kế nhiệm Euler để trở thành Viện trưởng Viện hàn lâm Khoa học Phổ ở Berlin. Dưới Đế chế Pháp I ông được phong nghị sỹ và bá tước. Ông được chôn cất trong điện Panthéon tại Paris.
__________________

Nguồn: maths.vn

DQD_HRH carried out 1 launched of one Icon vui :
[Math]-Các nhà toán học Ý 070915020241022
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: 5. Giuseppe PEANO(1858 - 1932 )   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:36 pm

Giuseppe PEANO


Cuneo 1858 - Turin 1932


Ông là người Ý, sống ở Turin từ 1870. Từ năm 1844 ông là Giảng viên môn Tính Vi-Tích phân tại Đại học Turin và trở thành Giáo sư từ 1890. Ông cũng là Giáo sư Toán của Viện Hàn lâm quân sự Turin từ 1886 đến 1901. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Lý thuyết Hàm của một hay nhiều biến thực, phép tính vector, Giải tích Số, nhưng công trình độc đáo của ông là hình thức hóa và xây dựng Toán học trên cơ sở một hệ Tiên đề chặt chẽ. Tham vọng của PEANO là làm sao tạo cho được một ngôn ngữ phổ thông để viết sách toán. Đó còn là sự đóng góp cho ngành Ngữ văn nữa. Từ năm 1888, PEANO đã tìm cách dùng logique để trình bày Toán học và hình thức hóa một thứ ngôn ngữ để viết. Vì vậy ông chế tác nhiều ký hiệu, mà ngày nay vẫn còn dùng như các ký hiệu ∈ , ∩ , ∪. Nhưng quan trọng hơn hết là PEANO đã biết dùng phương pháp Tiên đề hóa. Ngoài phương pháp Tiên đề hóa ông đã dùng trong nghiên cứu các số nguyên tự nhiên , năm 1888, sau khi tham khảo tỉ mỉ tác phẩm của GRASSMANN bằng tiếng Đức Die Ausdehnungslehre, PEANO là người đầu tiên đã đưa ra Hệ Tiên đề dùng trong định nghĩa Không gian vector (trên R), ông còn đưa ra định nghĩa ánh xạ tuyến tính. PEANO còn nêu lên chú ý rằng Hệ Tiên đề của ông không hạn chế trong không gian hữu hạn chiều (ông nêu ví dụ về không gian các đa thức có hệ số thực). PEANO là đồng minh tích cực của David HILBERT về phương pháp Tiên đề hóa trong Hình sơ cấp.Thời còn dạy ở trường Hàn lâm quân sự, chính vì say sưa với phương pháp Tiên đề hóa của mình nên PEANO đưa ra khá nhiều ký hiệu đến nỗi sinh viên của ông không chịu nổi, nên phản ứng mãnh liệt, nên ông xin thôi dạy ở đó.

Ông còn nổi tiếng ở chỗ ưa thích sự chặt chẽ trong Toán học. Nhân dịp biên soạn lại một Giáo trình về Phép tính Vi-Tích phân, ông đã cho đính chính những sai sót của những người trước ông và cùng thời với ông. Để tăng sự thuyết phục cho việc làm của mình, ông phải cho nhiều phản ví dụ đến nỗi thời bấy giờ người ta gọi PEANO là nhà vô địch về phản ví dụ. Nổi tiếng nhất về việc làm này là câu chuyện về đường cong sau này mang tên ông đường cong PEANO (1890). Định nghĩa mà JORDAN đã đưa ra là quá yếu, vì đường cong PEANO lấp đầy một hình vuông của mặt phẳng.

Các Tiên đề PEANO

- 1 là một số tự nhiên
- 1 không phải là số đi sau của bất cứ số tự nhiên nào
- Mọi số nguyên tự nhiên đều có một số nguyên tự nhiên đi sau nó
- Hai số nguyên tự nhiên có cùng một số nguyên tự nhiên đi sau nó thì bằng nhau
- Nếu một tập hợp các số nguyên tự nhiên có chứa 1 và cứ mỗi lần nó chứa một số nguyên tự nhiên thì nó chứa luôn số nguyên tự nhiên đi sau nó thì tập hợp đó chứa tất cả các số nguyên tự nhiên
__________________

nguồn: maths.vn

DQD_HRH carried out 1 launched of one Lung linh :
[Math]-Các nhà toán học Ý 081019173739015
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPG[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
[Math]-Các nhà toán học Ý Empty

[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Math]-Các nhà toán học Ý   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitimeSat Mar 21, 2009 7:38 pm

Giovanni Ceva


Giovanni Ceva
sinh ngày 7 tháng 12 năm 1647 tại Milan, nước Ý. Ông mất ngày 15 tháng 6 năm 1734 tại Mantua, nước Ý.

Thuở nhỏ, ông theo học tại trường dòng Thiên chúa giáo ở Milan. Lớn lên ông học ở Đại học Pisa, và sau đó, năm 1686 được bổ nhiệm làm giáo sư Toán tại trường Đại học Mantua, nơi ông gắn bó suốt đời.
Năm 1686, khi mới được bổ nhiệm, Giovanni Ceva làm việc dưới quyền cai trị của vua Gonzagas. Tuy nhiên, năm 1708 nước Áo đem quân chiếm đóng và bắt đầu xây dựng công sự. Giovanni Ceva nhanh chóng chuyển sang làm việc dưới chế độ thống trị của người Áo.

Phần lớn cuộc đời, Giovanni Ceva giành cho việc nghiên cứu hình học. Ông đã khám phá ra một trong những kết quả quan trọng về tam giác bằng phương pháp hình học tổng hợp. Định lý phát biểu rằng các đường thẳng qua đỉnh của tam giác và cắt cạnh đối diện rõ ràng là đồng quy khi tích tỷ số các đoạn thẳng chia cạnh tam giác bằng 1 (xem hình minh họa để nắm rõ hơn). Định lý Ceva này được in trong cuốn “De lineis rectis” (1678).

Ceva cũng phát hiện lại và xuất bản định lý Menelaus. Ông còn nghiên cứu ứng dụng của hình học vào cơ học và tĩnh học. Ông đã có một kết luận sai rằng chu kỳ dao động của hai con lắc tỷ lệ với chiều dài của chúng, tuy nhiên, sau đó ông đã sửa chữa sai lầm này.

Ceva cho xuất bản “Opuscula mathematica” năm 1682. Trong “Geometria Motus” (1692), trong một chừng mực nào đó, ông đã có đề cập đến phép tính vi phân. Năm 1711, ông cho ra đời cuốn “De Re Nummeraria”, một trong những công trình đầu tiên về toán kinh tế, nhằm tìm ra điều kiện cân bằng cho hệ thống tiền tệ của bang Mantua.

Ceva cũng có những công trình quan trọng về thủy lực học, tiêu biểu là cuốn “Opus hydrostaticum” (1728). Ông là một viên chức ở Mantua, và đã dùng kiến thức của mình về thủy lực học để bác bỏ thành công dự án ngăn dòng chảy của sông Reno đổ vào sông Po.
__________________

Nguồn: Maths.vn

DQD_HRH carried out 1 launched of one Lung linh :
[Math]-Các nhà toán học Ý 081019174096144
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
Sponsored content





[Math]-Các nhà toán học Ý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Math]-Các nhà toán học Ý   [Math]-Các nhà toán học Ý I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Math]-Các nhà toán học Ý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Để bạn an toàn trên web
» Các nhà toán học Pháp
» Đề thi HK II Toán khối 10 - THPT TP Cao Lãnh
» Vì sao không có giải Nobel Toán học ?
» Toán học kỳ thú - Những sáng tạo không tưởng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Tam Nông :: Góc học tập :: Khoa học Tự Nhiên :: Toán học-
Chuyển đến