Trường THPT Tam Nông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Tam Nông

♥Học tập, kết nối bè bạn, chia sẻ kinh nghiệm,... là những gì diễn đàn muốn hướng đến ^^♥
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Gallery
Mạng căn bản Empty
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đồng Hồ
Latest topics
» Bình Thuận: Cho con ăn phân người
Mạng căn bản I_icon_minitimeMon Aug 26, 2013 1:00 am by nguyenvan

» Vì 1 ngôi trường tiêu chuẩn
Mạng căn bản I_icon_minitimeThu Apr 05, 2012 8:08 pm by davistrung11cb1

» Linh hoạt và sáng tạo trong giải toán hoá học
Mạng căn bản I_icon_minitimeMon Dec 05, 2011 12:03 pm by nguyenvan

» 19 Phương Pháp Giải Bài Tập Hóa Hữu Cơ
Mạng căn bản I_icon_minitimeThu Nov 24, 2011 5:23 pm by nguyenvan

» Mọi người hãy cùng nhau báo danh đi....
Mạng căn bản I_icon_minitimeWed Aug 24, 2011 8:50 am by lechinhpt

» Kinh hãi ngôi làng ăn thịt lợn sống ở Thái Bình:
Mạng căn bản I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 10:09 am by dminhvip

» axaxxaxaxax
Mạng căn bản I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 10:02 am by dminhvip

» Sinh viên Nhật Bản phát minh ra máy "hôn môi xa"
Mạng căn bản I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 9:58 am by dminhvip

» Em xin trình Làng nha
Mạng căn bản I_icon_minitimeTue Jul 12, 2011 9:53 am by dminhvip

Statistics
Diễn Đàn hiện có 109 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: davistrung11cb1

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 392 in 250 subjects
Top posters
DQD_HRH (101)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
tacke9x8 (88)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
Holy_2910 (49)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
RútHầmCầu*** (44)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
o0oSa0bango0o (17)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
princess_of_sun2000 (14)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
Admin (11)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
nguyenvan (10)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
Van_Nhiem (8)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
LauNhàTắm*** (7)
Mạng căn bản Poll_leftMạng căn bản I_voting_barMạng căn bản Poll_right 
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 40 người, vào ngày Fri Aug 18, 2023 11:05 am
Nhạc
Số người đang online

Quét Virus trực tuyến

 

 Mạng căn bản

Go down 
Tác giảThông điệp
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPGMạng căn bản Empty
Mạng căn bản Empty

Mạng căn bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Mạng căn bản   Mạng căn bản I_icon_minitimeMon Mar 30, 2009 12:40 pm

Mạng căn bản - Phần 1

I. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH THEO PHẠM VI ĐỊA LÝ :

1. Mạng cục bộ - Local Area Network :

- Kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thông thường là vài trăm mét.

- Thường được sử dụng trong nộ bộ của một cơ quan hay tổ chức.

2. Mạng đô thị - Metropolitan Area Network :

-
Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố, hoặc trong cùng một khu vực. Được thực hiện qua các đường truyền tốc độ cao (50-100Mbit/s)

Mạng căn bản 20070616_234449_mang1


3. Mạng diện rộng - Wide Area Network :

-
Kết nối máy tính trong nội bộ giữa các thành phố, các quốc gia trong cùng một châu lục. Mạng WAN là mạng kết nối từ các mạng LAN, thông qua bộ định tuyến (Rounter) và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (ISP).


- Là mô hình thường gặp trong các nghành ngân hàn, bưu điện, sân bay hay các công ty đa quốc gia.

Mạng căn bản 20070616_234532_mang2



4. Mạng Internet :


- Là mạng toàn cầu, có chứa các dịch vụ ftp, mail, web..

- Kết nối các máy tính từ các châu lục khác nhau thông qua mạng viễn thông hoặc kết nối vệ tinh







II. MÔ HÌNH ĐỂ QUẢN LÝ :

1. Mạng ngang hàng - Peer to Peer :

-
Mạng ngang hàng còn được gọi là peer to peer ( điểm nối điểm). Thích
hợp sử dụng trong môi trường khoảng chừng 10 người dùng và chỉ cần dùng
chung máy in, chia sẽ tập tin, internet. Dễ dàng triển khai và quản lý.


-
Thường áp dụng mô hình theo kiểu workgroup, tức là các máy có quyền hạn
ngang nhau. Trong mạng không có máy chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ hay quản lý.


-
Không có tính bảo mật cao, dữ liệu không được quản lý tập trung, không
đáp ứng nhu cầu gởi mail nội bộ và các ứng dụng clien/server.

Mạng căn bản 20070616_234645_mang3



2. Mạng khách/chủ - Client/ Server :


-
Dựa trên các máy phục vụ còn gọi là client/server. Được quản lý theo mô
hình Domain, các tài nguyên mạng được quản lý tập trung và cấp quyền
cho từng người dùng. Độ bảo mật cao, dữ liệu được quản lý tập trung và
dễ dàng sao lưu.


- Thích hợp trong môi trường có nhiều yêu cầu từ các client, như dung chung cơ sở dữ liệu, truy cập web, mail nội bộ...

-
Triển khai hệ thống LAN đòi hỏi phải tốn chi phí phần cứng, phần mềm,
người quản trị phải có trình độ chuyên sâu. Nếu server bị hỏng sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống.



Mạng căn bản 20070616_234659_mang4


Nguồn: Infoworld Forum
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPGMạng căn bản Empty
Mạng căn bản Empty

Mạng căn bản Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẦN II - CÁC THIẾT BỊ VẬT LÝ TRONG MẠNG Ghi rõ nguồn từ Infoworld Forum nếu bạn post ở trang khác Xem tiếp Phần I Phần III Phần IV I. DÂY CÁP : - Các thiết bị gắn với mạng LAN đều dùng chung một phương tiện truyền tin đó là dây cáp, cáp thường d   Mạng căn bản I_icon_minitimeMon Mar 30, 2009 12:43 pm

PHẦN II - CÁC THIẾT BỊ VẬT LÝ TRONG MẠNG

I. DÂY CÁP :


- Các thiết bị gắn với mạng LAN đều dùng chung một phương tiện truyền tin đó là dây cáp, cáp thường dùng hiện nay là: Cáp đồng trục (Coaxial cable), Cáp dây xoắn (shielded twisted pair), cáp quang (Fiber optic).

- Dây cáp đồng trục được chế tạo gồm một dây đồng ở giữa chất cách điện, chung quanh chất cách điện được quán bằng dây bện kim loại dùng làm dây đất. Giữa dây đồng dẫn điện và dây đất có một lớp cách ly, ngoài cùng là một vỏ bọc bảo vệ. Dây đồng trục có hai loại, loại nhỏ (Thin) và loại to (Thick). Dây cáp đồng trục được thiết kế để truyền tin cho bǎng tần cơ bản (Base Band) hoặc bǎng tần rộng (broadband).
Dây cáp loại to dùng cho đường xa, dây cáp nhỏ dùng cho đường gần, tốc
độ truyền tin qua cáp đồng trục có thể đạt tới 35 Mbit/s.


- Dây cáp xoắn được chế tạo bằng hai sợi dây đồng (có vỏ bọc) xoắn vào nhau, ngoài cùng có hoặc không có lớp vỏ bọc bảo vệ chống nhiễu.

- Dây cáp quang làm bằng các sợi quang học, truyền dữ liệu xa, an toàn và không bị nhiễu và chống được han rỉ. Tốc độ truyền tin qua cáp quang có thể đạt 100 Mbit/s.

II. CARD MẠNG– NIC :

- Card mạng - NIC là một tấm mạch in đợc cắm vào trong máy tính dùng để cung cấp cổng kết nối vào mạng. Card mạng đợc coi là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI.

- Mỗi card mạng có chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC - Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối của máy tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng.

III. REPEATER :

- Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng *** 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.

- Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng.

IV.HUB :

- Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Hub họat động ở mức 1 của mô hình OSI.

- Nhiệm vụ của hub chỉ đơn giản là nhận dữ liệu đến (các frame - khung dữ liệu) và phát tán chúng trở lại các thiết bị gắn trong mạng.

- Hub hoạt động theo cơ chế quảng bá (broadcast), nó không có kiểu sắp xếp thông minh nên nó không xác định được cổng nào yêu cầu khung dữ liệu, cổng nào không để gửi cho từng cổng cụ thể. Vì thế nó gửi cho tất cả các cổng trong mạng, cổng nào có yêu cầu thì tự kiểm tra và tiếp nhận dữ liệu mình cần.

- Cơ chế phát tán khung dữ liệu tới mọi cổng đơn đảm bảo ít nhất mỗi khung đều được gửi tới các đích yêu cầu. Và nó chỉ biết phát ra mà không cần nhận lại thông tin phản hồi xác nhận.


V. BRIDGE :

- Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer).
Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy
nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng
Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy
một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên
mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.


- Ưu điểm của Bridge
là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có
thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự "can
thiệp" của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan... cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc.


- Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.

VI. SWITCH :

- Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch.

- Switch hoạt động ở mức cao hơn hub, tại tầng 2 (Data Link layer). Một switch cũng tương tự như một hub, nhưng thông minh hơn. Tốc độ thực thi cao hơn nhiều so với hub.

- Không giống như hub, switch kiểm tra kỹ lưỡng từng gói dữ liệu nhận được, xác định nguồn và đích mỗi gói. Sau đó chờ các gói dữ liệu chuyển
đến đích một cách chính xác. Switch sử dụng địa chỉ MAC (Media Access
Control) của các thiết bị mạng để tìm ra thiết bị đích. Địa chỉ MAC là một mã ID 16 ký tự duy nhất, là địa chỉ phần cứng cố định trong từng thiết bị.


- Để hoạt động hiệu quả, mỗi switch tạo ra một link liên kết chuyên dụng tạm thời giữa nơi gửi và nơi nhận, tương tự như một kênh điện thoại
chuyển mạch.Với cơ chế phân phối gói dữ liệu tới đúng thiết bị đòi hỏi,
switch càng hiệu quả hơn khi người dùng sử dụng băng thông mạng.


- Một tính năng nâng cao ở switch nữa là khả năng giải quyết xung đột dữ liệu. Các xung đột này xuất hiện khi các máy trong mạng cùng một lúc gửi dữ liệu quảng bá tới tất cả các cổng. Chúng sẽ đột ngột làm chậm quá trình thực thi mạng. Hiện nay, với các switch có chế độ nạp điều khiển lưu lượng, các xung đột sẽ bị loại trừ. Không có xung đột tức là không phải đi tìm xung đột như các hub phải làm. Vì thế các switch có thể loại trừ phương thức truy cập phương tiện dò tìm xung đột CSMA/CD (carrier-sense multiple-access with collision detection), làm cho thông lượng được tăng lên.

- Chúng hỗ trợ phương thức truyền thông full-duplex, tức truyền thông hai chiều song song. Phương thức truyền mặc định trong mạng là kiểu chậm hơn: hafl-duplex (một chiều). Trong đó bạn chỉ có thể gửi hoặc nhận chứ không vừa nhận, vừa gửi dữ liệu cùng một lúc được.



VII. ROUTER :

- Router hoạt động ở tầng 3, làm việc tương tự như switch, nhưng có một số bước tiến xa hơn. Chúng gửi các gói dữ liệu tới đích qua một “liên mạng” (inter - network), tức là mạng khác hoặc internet. Quá trình đó được gọi là quá trình định tuyến (routing).

- Để định tuyến cho các gói dữ liệu khi chuyển sang mạng khác, một router phải liên lạc với các rounter khác và sử dụng giao thức định tuyến (routing protocol). Sau đó dùng thông tin này để tạo và duy trì một bảng định tuyến (routing table).

- Bảng định tuyến bao gồm một danh sách lộ trình xác định tối ưu đích mạng, cộng thêm các dữ liệu được biết đến như là các ‘routing metrics’ (đơn vị met định tuyến) nằm trong các router. Bảng routing còn có đường dẫn tới router ‘upstream’ (dòng trên) tiếp theo.

- Router kiểm tra kỹ dữ liệu đến và có thể xác định địa chỉ đích của dữ liệu đó. Sau đó chúng sử dụng bàng ‘rounting table’. Các router không sử dụng địạ chỉ MAC để xác định đích đến dữ liệu. Chúng dùng ‘địa chỉ mạng đươc cấu hình theo kiểu phần mềm’ (software-configured network address ) để định tuyến. Cách này khiến router hoạt động hiệu quả hơn switch.

- Hầu hết router gia đình hoặc router văn phòng phạm vi nhỏ đều là các thiết bị đa tính năng, kết hợp cả switch, firewall, dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol – giao thức cấu hình host động), bộ dịch địa chỉ mạng Network Address Translator và nhiều điểm truy cập Wi-Fi. Các rounter thông thường đều có cổng Ethernet phân tách cho kết nối WAN (Wide Area Network), hộp cáp đầu hoặc một kết nối không dây WiMax.

- Một biến thể của router thông thường là router ADSL. Router ADSL là sự kết hợp của router với modem ADSL nhằm đơn giản hoá kết nối tới một WAN. Với router ADSL, thay vì một cổng WAN, nó sử dụng một socket phone cho đường truyền ADSL. Kết quả khiến router ADSL hoàn toàn là một router cực nhỏ, bạn không thể dùng nó để kết nối bất kỳ modem cáp nào.

VIII. GATEWAY :

- Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA... hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác.

- Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa...

IX. CÁCH BẤM DÂY MẠNG


Mạng căn bản 20070616_235253_mang5
Nguồn: Infoworld Forum
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPGMạng căn bản Empty
Mạng căn bản Empty

Mạng căn bản Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẦN III - MÔ HÌNH MẠNG   Mạng căn bản I_icon_minitimeMon Mar 30, 2009 12:59 pm

PHẦN III - MÔ HÌNH MẠNG
I. CẤU HÌNH MẠNG CHUẨN - TOPOLOGY:


1. Mạng dạng hình sao (Star topology)

- Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của
mạng.


- Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:

+ Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau.

+ Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.

+Thông báo các trạng thái của mạng.



Mạng căn bản 20070616_235532_mang6

- Các ưu điểm của topo mạng hình sao:

+ Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.

+ Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định. Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.[/size]

- Nhược điểm:

+ Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.[/size]

+ Mạng
yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến
trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).


=Symbol]]+ Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (HUB hay Switch) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với HUB/Switch không cần thông qua trục BUS, tránh được
các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển switching hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng mới lắp.


2. Mạng hình tuyến (Bus Topology)



- Theo cách bố trí hành lang các đường như hình vẽ thì máy chủ (host)
cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều
được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải
tín hiệu.


-Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu
dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.

- Ưu điểm của topomạng bus:

+ Dùng dây cáp ít, dễ lắp đạt

+ Không giới hạn độ dài cáp

- Nhược điểm:

+ Sẽ gây ra nghẽn mạng khi chuyển lưu lượng dữ liệu lớn

+ Khi một trạm trên đường truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải ngừng hoạt động



Mạng căn bản 20070616_235746_MANG7


3. Mạng dạng vòng (Ring Topology)

-Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế
làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó.


-Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm
tiếp nhận.


- Ưu điểm của topo mạng Ring: Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới
rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.


- Nhược điểm: Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.



Mạng căn bản 20070616_235820_MANG8




II. CẤU HÌNH MẠNG – DẠNG KẾT HỢP

1. Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology


Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò
thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring
Topology hoặc Linear Bus Topology.



Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách
xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng
này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ
dàng đối với bất cứ toà nhà nào.


2. Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology)

- Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm.

- Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.


3. Mạng full mesh

- Topo này cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với các thiết bị khác mà không cần phải qua bộ tập trung như Hub hay Switch.

- Ưu điểm: Các thiết bị hoạt động độc lập, khi thiết bị này hỏng vẫn không ảnh hưởng đến thiết bị khác


- Nhược điểm : Tiêu tốn tài nguyên về memory, về xử lý của các máy trạm, quản lý phức tạp.



4. Mạng phân cấp (Hierarchical)

- Mô hình này cho phép quản lý thiết bị tập chung, các máy trạm được đặt theo từng lớp tùy thuộc vào chức năng của từng lớp, ưu điểm rõ ràng
nhất của topo dạng này là khả năng quản lý, bảo mật hệ thống,nhưng nhược điểm của nó là việc phải dùng nhiều bộ tập trung dẫn đến chi phí nhiều.


Nguồn: Infoworld Forum
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
DQD_HRH
Thỏ trắng
Thỏ trắng
DQD_HRH


Nữ Tổng số bài gửi : 101
Age : 30
Đến từ : Nơi-mà-ai-cũng-biết-là-nơi-nào-đó
Tính tình ^^ : Nothing
Full Name : Secret Wink
Registration date : 04/03/2009

Character sheet
RPG:
RPGMạng căn bản Empty
Mạng căn bản Empty

Mạng căn bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạng căn bản   Mạng căn bản I_icon_minitimeWed Apr 01, 2009 8:22 pm

PHẦN IV - PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG

I. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG :

- Khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải tuân theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền, đó là phương thức truy nhập. Phương thức truy nhập được định nghĩa là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi hay nhận các gói thông tin.

1. Giao thức CSMA/CD - Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection :


- Giao thức này thường dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùng chia sẻ một kênh truyền chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau (Multiple Access).

- Tại một thời điểm chỉ có một trạm được truyền dữ liệu.Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (Carrier Sense).

- Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra, các trạm tham gia phải phát hiện được sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Detection), đồng thời các trạm phải ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới tiếp tục truyền.

- Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột có thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống. Giao thức này còn được trình bày chi tiết thêm trong phần công Ethernet.



2. Giao thức truyền thẻ bài - Token passing :

- Giao thức này được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền tức là quyền được truyền dữ liệu đi.

- Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thưóc và nội dung (gồm các thông tin điều khiển) được quy định riêng cho mỗi giao thức. Trong đường cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng.

- Phần dữ liệu của thẻ bài có một bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rỗi). Trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển tới các trạm theo một trật tự đã định trước. Đối với cấu hình mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của các trạm xung quanh vòng.

- Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi. Khi đó trạm sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung dữ liệu này, sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã được nhận đúng, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền thẻ bài đi.

- Vì thẻ bài chạy vòng quang trong mạng kín và chỉ có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xẩy ra, do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi. Trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài bận lưu chuyển không dừng trên vòng.

- Ưu điểm của giao thức là vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông lớn. Giao thức truyền thẻ bài tuân thủ đúng sự phân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm.

- Việc truyền thẻ bài sẽ không thực hiện được nếu việc xoay vòng bị đứt đoạn. Giao thức phải chứa các thủ tục kiểm tra thẻ bài để cho phép khôi phục lại thẻ bài bị mất hoặc thay thế trạng thái của thẻ bài và cung cấp các phương tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lại trật tự của các trạm).

3 Giao thức FDDI :

- Là kỹ thuật dùng trong các mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang.

- Sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép. Lưu thông trên mạng FDDI bao gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau.

- Thường được sử dụng với mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dải thông lớn cũng có thể sử dụng FDDI.



II. CÁC LOẠI ĐƯỜNG TRUYỀN VÀ CÁC CHUẨN ĐƯỜNG TRUYỀN

1 .Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử - IEEE :

- Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802.

- IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 phiên bản bǎng tần cơ bản và bǎng tần mở rộng. Liên quan tới sự phương thức truyền thẻ bài trên mạng hình tuyến (Token Bus) và trên mạng dạng vòng (Token Ring)..

- Theo chuẩn 802 thì tầng liên kết dữ liệu chia thành 2 mức con: mức con điều khiển logic LLC (Logical Link Control Sublayer) và mức con điều khiển xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy mà linh hoạt hơn trong khai thác.

- Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25

của CCITT. Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả nǎng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD được đưa ra từ nǎm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo chuẩn này các mức được ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối.

- Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát tín hiệu thǎm dò token qua các trạm và đường truyền bus.Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu thǎm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thǎm dò token thì tiếp nhận token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các khung tín hiệu. Các khung có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy định.

2. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại - CCITT

- Đây là những khuyến nghị về tiêu chuẩn hóa hoạt động và mẫu mã mođem (truyền qua mạng điện thoại). Một số chuẩn: V22, V28, V35...X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI. Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA.

- Các tiêu chuẩn EIA dành cho giao diện nối tiếp giữa modem và máy tính.

RS-232

RS-449

RS-422

Nguồn: Infoworld Forum
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/dicunganhsang_258
Sponsored content





Mạng căn bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạng căn bản   Mạng căn bản I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Mạng căn bản
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Tam Nông :: Góc học tập :: Công nghệ thông tin :: Tin học phổ thông (Pascal , Excel ...)-
Chuyển đến